THẠC SĨ NGUYỄN HỒNG VIỆT: KHÁT VỌNG GIÚP DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ĐẨY MẠNH HÀNH TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ

Thạc sĩ Nguyễn Hồng Việt hiện là Tổng Giám đốc SAP Việt Nam. SAP được biết đến nhiều nhất với sản phẩm phần mềm hoạch định doanh nghiệp SAP ERP và phần mềm hoạch định nguồn doanh nghiệp tích hợp SAP Business One. Khát vọng của anh là giúp các khách hàng Việt Nam chuyển đổi thành các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất.

Trên cương vị này, anh chịu trách nhiệm lãnh đạo toàn bộ các hoạt động của SAP tại thị trường Việt Nam từ kinh doanh đến quản lý vận hành, cũng như các kế hoạch phát triển và mở rộng của SAP sau 10 năm có mặt tại Việt Nam. Anh đã có 20 năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành công nghệ trên nhiều lĩnh vực phần mềm, điện toán đám mây và dịch vụ, đồng thời đã hợp tác với rất nhiều doanh nghiệp ở nhiều ngành nghề khác nhau chuyển đổi thành các Doanh nghiệp thông minh.

Thạc sĩ Nguyễn Hồng Việt chia sẻ: “Tôi rất vui mừng và tự hào khi được bổ nhiệm vào vị trí Tổng Giám đốc SAP Việt Nam. Kinh nghiệm và chuyên môn của SAP trong lĩnh vực chuyển đổi số là mảnh ghép hoàn hảo đối với các doanh nghiệp Việt Nam – trong bối cảnh các doanh nghiệp đang tìm cách đổi mới hoạt động kinh doanh để nâng cao tính linh hoạt và khả năng phục hồi dựa vào những giải pháp và công nghệ mới.

Với hơn 19 năm kinh nghiệm trong ngành công nghệ, và gần 9 năm làm việc tại SAP, mục tiêu của tôi là hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề đổi mới và chuyển đổi để hoạt động hiệu quả hơn. Trong thời gian tới, SAP Việt Nam sẽ tiếp tục mang lại những giải pháp ứng dụng tổng thể và công nghệ tiên tiến nhất như công nghệ máy học (machine learning), Internet vạn vật (IoT) và công nghệ phân tích chuyên sâu, để giúp các khách hàng tại Việt Nam chuyển đổi số thành công và trở thành các doanh nghiệp thông minh”.

Thạc sĩ Nguyễn Hồng Việt bắt đầu làm việc tại SAP từ năm 2012 và phụ trách mảng khách hàng Ngân Hàng – Tài chính, Sản xuất, và Khối chính phủ. Trước khi gia nhập SAP, anh làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu như IBM, Datacraft trong các vị trí lãnh đạo kinh doanh.

Anh có bằng MBA từ Đại học Nam Columbia (Columbia Southern University). Anh Việt cũng là dịch giả của cuốn sách nổi tiếng viết về CEO Bill Mc Dermott của SAP: Để Khát Vọng Dẫn Lối – Hành Trình Cậu Bé Bán Báo Trở Thành Lãnh Đạo Tập Đoàn Tỷ Đô.

Trước đó, Thạc sĩ Nguyễn Hồng Việt là Giám đốc Kinh doanh của SAP Việt Nam, chịu trách nhiệm lãnh đạo, truyền cảm hứng và định hướng cho đội ngũ nhân viên kinh doanh giàu năng lực của SAP tại Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của anh, bộ phận kinh doanh của SAP đã có nhiều thành tích đáng kể, đạt chỉ tiêu doanh thu, đồng thời mang đến giá trị và hỗ trợ khách hàng đổi mới thông qua việc chuyển đổi số tại các khách hàng then chốt và chiến lược.

SAP là nhà cung cấp phần mềm doanh nghiệp lớn nhất thế giới, được biết đến nhiều nhất với sản phẩm phần mềm hoạch định doanh nghiệp SAP ERP và phần mềm hoạch định nguồn doanh nghiệp tích hợp SAP Business One nhưng trên thực tế, SAP còn có hàng nghìn sản phẩm khác nhau hiện đang được hơn 300 nghìn công ty khách hàng ở khoảng 200 quốc gia sử dụng.

Tại Việt Nam, tệp khách hàng của công ty trải nghiệm thông minh đến từ Đức hiện có nhiều doanh nghiệp là những cái tên hàng đầu trong các mảng khác nhau như Vietnam Airlines, TH true Milk, Vingroup, Novaland hay Topica.SAP xây dựng được được cho mình hệ sinh thái rất mạnh tại các thị trường khác nhau, đặc biệt nhờ vào các khách hàng và cũng chính là đối tác có kỹ năng tư vấn tuyệt vời, để SAP không chỉ cung cấp các giải pháp công nghệ mà còn hỗ trợ doanh nghiệp lâu dài trong công cuộc chuyển đổi số.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Hồng Việt, công nghệ số được dự đoán sẽ mang đến sức mạnh cho Việt Nam trong kỷ nguyên CMCN 4.0. Tôi nghĩ Chính sách, Con người và Nền tảng sẽ là 3 trụ cột chính giúp thúc đẩy thành công của Việt Nam trong kỷ nguyên số.

“Trong quá trình làm việc với các cơ quan chính phủ, tôi thấy Việt Nam đang có rất nhiều nỗ lực về cải thiện chính sách. Chúng ta cần có những chính sách phù hợp trong việc ứng dụng điện toán đám mây, bởi công nghệ này cần được ứng dụng linh hoạt ở những ngành nghề phù hợp. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần có chiến lược chuyển đổi số phù hợp với đặc thù và điều kiện của mình”.

Với khía cạnh con người, chúng ta nên tập trung phát triển vấn đề kỹ năng. Khi đã có những kỹ năng thiết yếu, ta có thể vận dụng kiến thức và công nghệ số để thực hiện các công việc mang tính sáng tạo và bước đi trên hành trình chuyển đổi số.

Trụ cột thứ 3 là nền tảng. Các doanh nghiệp cần xây dựng một nền tảng phần mềm quản trị thông minh để duy trì tính bền vững của các hoạt động vận hành trong doanh nghiệp, đồng thời lấy đó làm bàn đạp để triển khai và ứng dụng các công nghệ thông minh phục vụ cho sự phát triển doanh nghiệp trong nền kinh tế số.

“Chuyển đổi số không chỉ đơn thuần là số hóa các quy trình hay online hóa các dịch vụ hiện tại, mà còn là tái cấu trúc cách thức vận hành doanh nghiệp, và nắm bắt được các dữ liệu kinh doanh cần thiết trong thời gian thực. Bằng cách trở thành doanh nghiệp thông minh nhờ phát huy tối đa nguồn tài nguyên dữ liệu, các doanh nghiệp có thể tự tin tối ưu trải nghiệm khách hàng, xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, đồng thời phát triển các mô hình kinh doanh và nguồn doanh thu mới” – doanh nhân Việt nhấn mạnh.

Thạc sĩ Việt từng chia sẻ với báo chí khi bắt đầu nhận chức ổng giám đốc SAP Việt Nam: “Covid-19 đã có nhiều tác động tiêu cực tới nền kinh tế Việt Nam. Trong những tháng gần đây, SAP đã nỗ lực hỗ trợ các khách hàng và đối tác Việt Nam giải quyết những gián đoạn do Covid-19 gây ra, đồng thời tận dụng những công nghệ thông minh để thích nghi với trạng thái bình thường mới, như làm việc từ xa, thiết lập chuỗi cung ứng số và quản lý trải nghiệm của khách hàng và nhân viên. SAP sẽ tiếp tục là một đối tác quan trọng giúp các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh hành trình chuyển đổi số”.

Việt Nam có gần 100 triệu người, trong đó 60% ở độ tuổi dưới 35. Vì vậy, việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế số là vấn đề vô cùng cấp thiết. “SAP Việt Nam sẽ hỗ trợ trang bị kiến ​​thức và kỹ năng cho giới trẻ Việt Nam, giúp họ chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai số thông qua các chương trình như khám phá khoa học số ASEAN (ASEAN DSE) và chương trình Liên minh Đại học SAP (SAP UAP). Ngoài ra, chúng tôi cũng vừa công bố chương trình hợp tác giữa SAP và UNICEF Việt Nam nhằm cung cấp giáo dục có chất lượng và trang bị kỹ năng nghề nghiệp cho giới trẻ ở những vùng khó khăn của Việt Nam. Chúng ta cần chung tay để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên số mới”.


Chat tư vấn

Chuyên ngành MBA

Đăng ký tư vấn