TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO DOANH NGHIỆP

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng buộc các doanh nghiệp phải nâng cao khả năng cạnh tranh để đủ sức đứng vững và khẳng định vị thế trên thương trường. Đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại sản xuất, kinh doanh theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, là một đòi hỏi bức thiết của doanh nghiệp nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững.

TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO DOANH NGHIỆP

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện ở thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng. Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở những lĩnh vực khác nhau có các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh khác nhau. Tuy vậy, vẫn có thể tổng hợp được các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp bao gồm: giá cả sản phẩm và dịch vụ; chất lượng sản phẩm; kênh phân phối sản; thông tin và xúc tiến thương mại; năng lực nghiên cứu và phát triển; thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp; trình độ lao động; vị thế tài chính; năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp….

Tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên các phương diện tài chính, công nghệ, nhân lực, quản lý

Một doanh nghiệp không thể chiến thắng nếu nguồn lực tài chính yếu và bị động. Chiến lược tài chính là một trong những chiến lược chức năng quan trọng nhất để thực hiện chiến lược cạnh tranh tổng quát của doanh nghiệp. Công nghệ quyết định sự khác biệt sản phẩm trên các phương diện chất lượng, thương hiệu và giá cả. Đổi mới công nghệ là một yêu cầu mang tính chiến lược. Với những doanh nghiệp giữ bản quyền sáng chế hoặc có bí quyết công nghệ thì phương thức giữ gìn bí quyết là yếu tố quan trọng tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhưng suy cho cùng năng lực cạnh tranh được thực hiện chủ yếu bằng và thông qua con người – nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp. Cùng quy mô, nguồn lực tài chính, công nghệ, cơ chế quản lý nhưng trình độ nhân lực khác nhau sẽ tạo ra tổng năng lực cạnh tranh khác nhau. Hoàn thiện và nâng cao trình độ đội ngũ quản lý ngày càng được coi là một trong những phương pháp nâng cao năng lực cạnh canh hữu hiệu và bền vững ngay cả trong điều kiện kỹ thuật công nghệ và tài chính không thay đổi.

Đào tạo đội ngũ quản lý doanh nghiệp ở Mỹ

Mỹ – nền kinh tế lớn nhất thế giới với đông đảo các nhà lãnh đạo tài ba, có năng lực quản lý kinh doanh quốc tế, Mỹ đã rất coi trọng hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực quản lý. Với phương châm “nguồn nhân lực là trung tâm của mọi phát triển”, Mỹ đã xây dựng chiến lược đào tạo, phát triển đội ngũ quản lý bắt đầu bằng sự đầu tư cho giáo dục – đào tạo rất lớn, đặc biệt là giáo dục đại học. Hệ thống giáo dục đại học của Mỹ rất đa dạng về loại hình đào tạo, bậc học, ngành học, phương thức tham gia học tập. Chính vì vậy, Mỹ là quốc gia có tỷ lệ các trường đại học được đánh giá và xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế giới cao nhất, trong đó có nhiều trường đào tạo về quản lý và quản trị kinh doanh. Với chiến lược phát triển nguồn nhân lực bài bản, giáo dục đại học đa dạng, Mỹ đã đào tạo được nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng cao, kỹ năng giỏi.

Cùng với chiến lược đầu tư vào hệ thống giáo dục, Mỹ chú trọng đến đào tạo năng lực kinh doanh kết hợp với thực tiễn. Trong quá trình quản lý doanh nghiệp, song song với việc đảm đương công việc, đội ngũ quản lý tiếp tục được đào tạo nâng cao năng lực quản trị thông qua việc tham dự các khóa đào tạo ngắn hạn, dài hạn… bên cạnh đó, khả năng tự học tập, tự học hỏi nâng cao năng lực quản lý của người Mỹ cũng rất lớn. Đây chính là cơ sở và nền tảng để Mỹ đào tạo ra các nhà quản lý có năng lực quản trị doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới.

Đào tạo, nâng cao, trình độ quản trị doanh nghiệp Việt

chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo về mọi mặt, trong đó quan trọng nhất là chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực làm công tác quản lý doanh nghiệp. Chất lượng nguồn nhân lực luôn là yếu tố quan trọng và quyết đinh đến sự thành công của doanh nghiệp. Sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ về chất lượng nguồn nhân lực sẽ là một yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của Doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập toàn cầu hiện nay.

 

    Đăng ký tư vấn

    Mã CAPCHA captcha


    Chat tư vấn

    Chuyên ngành MBA

    Đăng ký tư vấn